Lỗi vượt đèn đỏ/đèn vàng phạt bao nhiêu? Cập nhật 2023
Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu? Đối với xe máy và ô tô. Cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết bên dưới này nhé. Cùng với đó là các tra cứu phạt nguội online và quy trình nộp phạt.
Tuân thủ luật giao thông không chỉ tránh mất tiền phạt mà còn giúp bạn phòng tránh tai nạn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
1. Tìm hiểu về lỗi vượt đèn đỏ/đèn vàng
Lỗi vi phạm vượt đèn đỏ và đèn vàng đều liên quan đến việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông.
Luật giao thông đường bộ Việt Nam quy định rõ ràng về hành vi này và áp đặt mức phạt hành chính tương ứng cho từng loại phương tiện, đồng thời có biện pháp tạm ngừng giữ bằng lái xe.
Theo quy định của Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng sẽ bị xử phạt hành chính.
Đối với mức phạt, Nghị định này quy định rõ ràng và cụ thể, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh trong xử lý vi phạm giao thông.
Hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của đèn đỏ hoặc đèn vàng không chỉ có thể gây nguy hiểm cho bản thân mà còn đe dọa an toàn của người tham gia giao thông khác.
Việc tuân thủ tín hiệu đèn giao thông là một phần quan trọng trong việc duy trì trật tự và an toàn trên các tuyến đường, và việc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh là cách để tạo ra môi trường giao thông an toàn cho mọi người.
>> Tham khảo thêm: Biển số xe các tỉnh
2. Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Đèn đỏ trong hệ thống đèn giao thông có ý nghĩa cấm các phương tiện giao thông di chuyển, theo quy định của Luật giao thông đường bộ Việt Nam.
Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện các biện pháp dừng lại theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật giao thông, khi tiếp cận đèn đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng trên đường. Nếu không có vạch dừng, thì người sử dụng phương tiện phải dừng trước đèn giao thông theo chiều đi.
Lỗi vi phạm vượt đèn đỏ xảy ra khi người điều khiển không tuân thủ các quy định này và tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Hành vi này được xem là nghiêm cấm và bị xử phạt theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
2.1 Xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Trong nghị định 100/2019/NĐ-CP theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; Quy định về mức phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ của xe máy, mô tô (kể cả xe máy điện):
Loại phương tiện | Lỗi vi phạm | Mức phạt |
Xe mô tô, xe gắn máy (xe máy điện) | Vượt đèn đỏ | 800.000 – 1.000.000đ |
Xe đạp, xe đạp điện | Vượt đèn đỏ | 100.000 – 200.000đ |
Người đi bộ | Vượt đèn đỏ | 60.000 – 100.000đ |
Ngoài ra, xe mô tô, xe máy khi vượt đèn đỏ sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
2.2 Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Trong nghị định 100/2019/NĐ-CP theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; Quy định về mức phạt vượt đèn đỏ đối với ô tô:
Loại phương tiện | Lỗi vi phạm | Mức phạt |
Ô tô (Các loại xe tương tự) | Vượt đèn đỏ | 4.000.000 – 6.000.000đ |
Đồng thời, phương tiện ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
3. Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
Đèn vàng trong hệ thống đèn giao thông thường là tín hiệu chuyển đổi từ đèn xanh sang đèn đỏ.
Người lái xe cần hiểu rằng đèn vàng còn được gọi là thời gian dọn nút giao, là giai đoạn cuối cùng trước khi tín hiệu chuyển đổi.
Nếu một xe đang di chuyển với tốc độ cao và dừng lại đột ngột ở đèn vàng có thể gây nguy hiểm, người lái xe được phép tiếp tục đi qua tín hiệu này.
Trái lại, nếu xe tiếp cận với đèn vàng từ xa và có thể dừng lại an toàn trước vạch dừng, người điều khiển xe phải tuân thủ quy tắc và dừng lại tại vạch đó.
3.1 Xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
Theo nghị định và điều khoản tương tự trong lỗi vượt đỏ (Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Loại phương tiện | Lỗi vi phạm | Mức phạt |
Xe mô tô, xe gắn máy (xe máy điện) | Vượt đèn vàng | 600.000 – 1.000.000đ |
Xe đạp, xe đạp điện | Vượt đèn vàng | 100.000 – 200.000đ |
Người đi bộ | Vượt đèn vàng | 60.000 – 100.000đ |
Ngoài ra, xe mô tô – xe máy (xe máy điện) khi vượt đèn vàng sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
3.2 Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
Loại phương tiện | Lỗi vi phạm | Mức phạt |
Ô tô (Các loại xe tương tự) | Vượt đèn vàng | 3.000.000 – 5.000.000đ |
Đồng thời, phương tiện ô tô vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
4. Tra cứu phạt nguội vượt đèn đỏ/đèn vàng
Bước 1: Truy cập cổng thông tin tại địa chỉ: http://www.vr.org.vn/
Bước 2: Nhập biển kiểm soát xe vào ô “Biển đăng ký”. Đối với xe có biển 5 số (biển trắng), bạn cần thêm chữ “T” sau biển số (ví dụ: 30E12345T). Đối với xe có biển xanh, thêm chữ “X” sau biển số.
Bước 3: Nhập số của giấy chứng nhận kiểm định vào ô “Số tem, giấy chứng nhận hiện tại”. Số này có thể được tìm thấy trên dấy chứng nhận ATKT& BVMT hoặc trên tem kiểm định dán trên kính lái.
Nếu số tem, giấy chứng nhận chứa dấu cách, bạn cần nhập dấu cách đó (-) giữa chữ cái và chữ số (ví dụ: KC-1708901).
Bước 4: Nhập mã xác thực vào ô “Mã xác thực”.
Bước 5: Nhấn nút “Tra cứu”.
Bước 6: Bạn có thể xem các lỗi vi phạm (nếu có) bên dưới dòng “Thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện”. Trường hợp không có thông báo nghĩa là xe không bị phạt nguội.
>> Xem thêm: Biển số định danh là gì?
5. Quy trình phạt nguội vượt đèn đỏ/đèn vàng
Quy trình xử lý vi phạm giao thông và phạt nguội theo Luật giao thông đường bộ Việt Nam bao gồm các bước sau:
Bước 1: Ghi lại thông tin vi phạm
Các thông tin về vi phạm giao thông, bao gồm hình ảnh và thông tin vi phạm, được thu thập từ nguồn được quy định tại Điều 24 Thông tư số 65/2020/TT-BCA.
Bước 2: Trích xuất thông tin
Thông tin được ghi lại sẽ được chuyển đến bộ phận trích xuất hình ảnh để trích xuất hình ảnh của từng trường hợp vi phạm của từng phương tiện tham gia giao thông. Thông tin cần trích xuất bao gồm:
- Vị trí vi phạm của phương tiện (địa điểm cụ thể hoặc tuyến đường).
- Thời điểm xảy ra vi phạm.
- Loại vi phạm.
- Biển kiểm soát (biển số xe của phương tiện vi phạm).
Bước 3: Thông báo vi phạm
Cảnh sát giao thông in thông báo vi phạm cho chủ phương tiện vi phạm.
Thông báo này phải thể hiện đầy đủ thông tin về vi phạm, bao gồm nội dung vi phạm và được gửi đến công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện vi phạm cư trú hoặc gửi trực tiếp cho chủ phương tiện vi phạm.
Bước 4: Nộp phạt
Chủ phương tiện thực hiện trách nhiệm nộp phạt tương ứng với hành vi vi phạm của mình. Hình thức nộp phạt có thể là:
- Nộp phạt trực tiếp tại trụ sở của Cơ quan công an giao thông phát hiện hành vi vi phạm.
- Nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại được ủy nhiệm thu tiền phạt.
- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.
- Sử dụng dịch vụ bưu chính công ích (qua đường bưu điện).
- Nộp phạt qua dịch vụ công.
6. Phần kết
Trên đây là bài viết thông tin về lỗi vượt đèn đỏ và lỗi vượt đèn vàng, cùng với đó là mức phạt đối với xe máy, mô tô và ô tô. Ngoài ra, chúng tôi còn cập nhật thêm thông tin về các tra cứu phạt nguội đối với các lỗi vi phạm giao thông.
Hy vọng qua thông tin trên bạn sẽ không vi phạm các luật an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc và sai sót nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới!
Tổng hợp: Decor Ô tô
Tags: vi phạm giao thông