Hệ Thống Cảm Biến Tốc Độ Ô Tô: Cấu Tạo & Cách Hoạt Động

Ngày nay nhu cầu sử dụng ô tô với mức độ ngày càng cao. Quan trọng hơn hết là sự an toàn đảm bảo trên những chuyến đi. Cảm biến tốc độ ô tô được lắp đặt trong máy nhằm giúp người điều khiển xe kiểm soát về vấn đề an toàn. Vậy nguyên lý vận hành, cấu tạo của nó ra sao? Cảm biến ô tô hỏng có dấu hiệu thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về bộ phận cảm biến đo tốc độ.

1. Giới thiệu về thiết bị cảm biến tốc độ ô tô

Cảm biến tốc độ ô tô là bộ phận được lắp đặt trong hệ thống phanh điện tử, chức năng của nó là đo tốc độ di chuyển của phương tiện. Khi tốc độ của ô tô thay đổi đột ngột, người lái xe vẫn sẽ kiểm soát được hướng lái và hạn chế sự văng trượt.

Giới thiệu cảm biến tốc độ xe hơi

Giới thiệu cảm biến tốc độ xe hơi

Cảm biến đo tốc độ là thiết bị thuộc dòng cảm biến Hall. Ưu điểm của dòng này là có khả năng phát hiện tốc độ ở giá trị bằng 0. Bộ phận sẽ phát ra tín hiệu thông qua mức tiêu thụ hiện tại và tạo dòng điện tín hiệu thấp mang đến hệ thống điều khiển động cơ – ECM (Engine Control Module).

2. Cấu tạo của cảm biến tốc độ ô tô

Cảm biến tốc độ ô tô có cấu tạo gồm 3 bộ phận: một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và một lõi từ. Vị trí lắp đặt của nó sẽ tùy thuộc vào từng kiểu xe khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết cảm biến đo tốc độ được đặt ở hốc bánh xe khi 4 bánh đều sử dụng đĩa phanh. 

Ngoài ra, bộ phận này còn có thể nằm ở hộp vi sai khi bánh xe sau có trang bị phanh tang trống. Đây là được xem là cấu tạo cơ bản của một cảm biến tốc độ ô tô ở các dòng xe hiện nay.

3. Nguyên lý, cách thức hoạt động

Hệ thống cảm biến tốc độ xe hơi đều hoạt động dựa vào nguyên lý cảm ứng từ. Có cấu tạo nam châm liên kết với thiết bị bánh răng kim loại. Do đó, lúc bánh xe quay phần bánh răng này sẽ chuyển động theo cùng lúc. Đồng thời, các răng trượt qua nam châm sẽ tạo thành dòng điện xoay chiều, được xem đó là tín hiệu điện. 

Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ ô tô

Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ ô tô

Tiếp theo, các tín hiệu sẽ được báo qua số lượng xung và truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ và tính toán cho vận tốc của xe. Đó chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến tốc độ.

>> Xem thêm: 

4. Các loại cảm biến tốc độ ô tô hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 2 loại cảm biến tốc độ chính được trang bị để đo lường tốc độ ô tô gồm:

4.1 Cảm biến hở

Bộ phận có thiết kế với đầu đọc và vòng kim loại rời nhau. Loại này có nhược điểm lớn là dễ bám bụi, cát bắn lên hoặc từ các mảnh kim loại trong phanh bám vào. 

Bên cạnh đó, các mảnh kim loại gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của thiết bị cảm biến tốc độ. Vì chúng thuộc biến đổi dòng cảm ứng thu được. Đèn báo của hệ thống phanh ABS phát hiện được cảm ứng hoạt động không ổn bằng cách sáng lên.

4.2 Cảm biến kín

Gồm nam châm và bánh răng kim loại khít với nhau nên đảm bảo không bị bụi bẩn bám vào. Nhờ đó, loại cảm biến này ít cần bảo dưỡng, giúp phương tiện hoạt động ổn định và an toàn.

5. Dấu hiệu nhận biết cảm biến tốc độ bị hỏng

Cảm biến tốc độ ô tô bị hư hỏng xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình hoạt động như: mạch bị lỗi, giắc cắm bị lỏng, đứt dây điện,… Một số dấu hiệu để nhận biết:

5.1 Đèn ABS sáng

Đèn ABS sáng báo lỗi cảm biến

Đèn ABS sáng báo lỗi cảm biến

ABS là hệ thống phanh được cài đặt hầu hết trên các phương tiện ngày nay. Có chức năng ngăn cản tình trạng bó cứng phanh trong trường hợp xe dừng khẩn cấp. Người điều khiển xe có thể duy trì khả năng kiểm soát hướng lái.

>> Tham khảo: Ý nghĩa đèn báo taplo ô tô – Cập nhật mới nhất

5.2 Hệ thống ABS không ổn định

ABS có cấu tạo từ các bộ phận là hệ thống điều khiển, cảm biến đo tốc độ, van thủy lực, nhằm đảm bảo an toàn lúc phanh gấp. Hệ thống sẽ vận hành ổn định khi áp suất dầu được áp dụng cho từng bánh xe dựa vào sự điều khiển của ECU và phù hợp với tốc độ của bánh xe đó.

5.3 Đèn báo TCS sáng

Đèn TCS sáng

Đèn TCS sáng

Giống như ABS, hệ thống TCS kiểm soát lực kéo, đảm bảo an toàn cho người cầm lái trong nhiều trường hợp bị trượt bánh hay phanh gấp. TCS hoạt động theo sự kiểm soát và phân bố công suất từ động cơ đến bánh xe theo nguyên tắc.

5.4 Đèn Check Engine sáng

Đèn Check Engine sáng báo lỗi cảm biến tốc độ

Đèn Check Engine sáng báo lỗi cảm biến tốc độ

Đèn Check Engine là một tín hiệu báo lỗi hệ thống động cơ, thuộc cảm biến giảm tốc ô tô. Bộ phận này hay được lắp đặt ở vị trí đồng hồ phía sau vô lăng.

>> Bài viết liên quan:

6. Cách kiểm tra và vệ sinh cảm biến tốc độ

Cảm biến tốc độ ô tô đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho sự an toàn của phương tiện khi di chuyển. Một khi hệ thống gặp trục trặc sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho người lái trong quá trình di chuyển. 

Vì vậy, việc bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên cho thiết bị cảm biến là điều cần thiết. Quy trình vệ sinh được thực hiện khá đơn giản theo các bước như sau: 

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sử dụng: cờ lê 10, cần xiết lực, kích thủy lực, tuýp mở bánh, đội kê xe và khăn lau chùi.
  • Tiến hành tháo gỡ bánh xe
  • Tháo rời cảm biến
  • Vệ sinh kỹ bộ phận cảm biến
  • Lắp đặt lại cảm biến

7. Địa chỉ sửa chữa và thay thế cảm biến tốc độ

Trong quá trình sử dụng xe hơi, bạn không thể tránh khỏi những vấn đề liên quan đến cảm biến tốc độ ô tô. Việc của bạn là cần tìm một địa chỉ kiểm tra, sửa chữa và thay thế. Vậy địa chỉ nào sửa chữa khi bộ phận cảm biến ô tô của bạn gặp trục trặc, hư hỏng,…? Hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin địa chỉ bên dưới!

Bạn có thể liên hệ một số gara xe hơi uy tín, với một số gợi ý dưới đây:

Tại Hà Nội: 

  • Gara Ô tô Quang Đức
  • Trung tâm sửa chữa ô tô HZ (HZ Car Care)
  • Gara Doanh 
  • Sửa chữa ô tô Trung Kiên

Tại Đà Nẵng:

  • Gara Đại Thống
  • Sửa chữa ô tô Đại Bảo An
  • Gara Ô tô Khánh Hồng
  • Trung tâm sửa chữa ô tô Huấn Thành

Tại Tp. Hồ Chí Minh:

  • Thanh Phong Auto
  • Gara Ô tô Hiệp Cường
  • Viet Auto
  • Gara Ô tô Gia Định
  • Auto Tiến Phát

Tại Cần Thơ:

  • Gara Ô tô Chiến
  • Sửa chữa Ô tô Kim Thu
  • Gara Ô tô Hoàng Hương

>> Tham khảo thêm:

Bảng giá thay thế cảm biến tốc độ theo từng dòng xe

Cảm biến tốc độ Toyota Innova Từ 500.000 – 2.900.000 đ/bộ
Toyota Camry Từ 500.000 – 1.500.000 đ/bộ
Toyota Vios 500.000 đ/bộ
Toyota Hilux, Fortuner Từ 175.000 – 1.500.000/bộ
Cảm biến tốc độ Hyundai, Kia 400.000 đ/bộ
Cảm biến tốc độ Mazda (3, 6, CX-5, CX-8) Từ 200.000 đ/bộ
Cảm biến tốc độ Ford:

– Ranger

– Everest

– Focus

Từ 450.000 – 1.500.000 đ/bộ
Cảm biến tốc độ Mitsubishi Trên 500.000 đ/bộ
Cảm biến tốc độ Mercedes Giá: Đang cập nhật

Bảng giá trên chưa tính chi phí lắp đặt

Bảng giá cập nhật vào tháng 11/2024

8. Phần kết

Bài viết là tổng hợp những kiến thức liên quan đến bộ phận cảm biến tốc độ quan trọng mà bạn cần nắm. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về động cơ trong ô tô và nhận biết dấu hiệu hư hỏng để sửa chữa kịp thời. Xem thêm các bài viết khác về các sản phẩm phụ kiện xe hơi tại Decor Ô tô.


✩ ✩ ✩ Câu hỏi thường gặp

Cách nhận biết cảm biến tốc độ bị hỏng?

Dựa theo các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Hệ thống ABS gặp vấn đề và đèn báo lỗi ABS trên màn hình
  • Đèn TCS và Check engine báo lỗi
5/5 - (3 bình chọn)

Decor Oto

Tôi tạo nên blog này với niềm đam mê xe hơi vô hạn.

Chúng tôi rất vui khi nghe được suy nghĩ của bạn.

Trả lời

Decor Ô tô
Logo
Reset Password