Đèn báo taplo ô tô là loại đèn được thiết kế trên bảng điều khiển trên xe ô tô. Mỗi loại đèn khác nhau đều mang một ý nghĩa, chức năng riêng mà các tài xế cần nên biết. Việc hiểu đúng ý nghĩa của những đèn báo trên ô tô đó không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng. Do vậy, bài viết này là ý nghĩa của các loại đèn báo hiệu để bạn tham khảo nhé!
Đèn báo taplo ô tô là gì?
Như đã nói ở phần mở bài, đèn báo taplo ô tô là những ký loại được các nhà sản xuất thiết kế để cảnh báo cho các tài xế. Các ký hiệu, đèn báo trên bảng taplo của ô tô đều có ý nghĩa khác nhau. Điều này nhằm cung cấp các thông tin về tình trạng xe ô tô cho người lái.
Tuy nhiên, trong một buổi khảo sát với hơn 2.000 tài xế ở nước Anh của Tập đoàn hàng đầu Britannia Rescue. Buổi khảo sát cho thấy 98% tài xế đều không hiểu hết ý nghĩa đèn báo lỗi ô tô trên taplo. Trong đó có đến 52% tài xế chỉ hiểu được một nửa các ý nghĩa của đèn báo lỗi ô tô trên taplo.
Chính vì vậy, phần nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên Taplo Ô tô có mặt trên các thương hiệu xe ô tô phổ biến. Các bác tài phải hiểu hết ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo này để lái xe an toàn hơn nhé.
Ý nghĩa của các loại đèn báo taplo ô tô chính xác nhất
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, nhiều ứng dụng cảm biến được sử dụng trên ô tô. Điều này có thể giúp các tài xế dễ dàng theo dõi được trạng thái hoạt động và tình trạng hiện tại của xe. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường gì được cảnh báo trên bảng taplo ô tô thì nó sẽ tự động phát ra các đèn cảnh báo.
Đèn báo taplo ô tô cảnh báo trên xe ô tô được các nhà sản xuất xây dựng dựa trên quy tắc hoạt động của hệ thống đèn giao thông:
- Màu xanh lá cây: Động cơ xe vẫn được hoạt động bình thường. Tất cả các hệ thống của xe đều đang trong quá trình được kích hoạt.
- Màu vàng: Cảnh báo này chính là hệ thống xe không an toàn và hiện tại hoạt động không chính xác. Do vậy người lái cần kiểm tra thật cẩn thận trước khi bắt đầu hành trình di chuyển của mình.
- Màu đỏ: Điều này chứng tỏ hệ thống xe của bạn đang trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, các hệ thống của xe dường như không thể hoạt động nữa. Do vậy, bác tài nên dừng xe và kiểm tra để đảm bảo an toàn.
Một số loại đèn báo taplo trên xe ô tô thường gặp
Để có thể điều khiển xe ô tô một cách an toàn và tiết kiệm nhất, bạn nên nắm vững một số loại đèn chính sau đây:
Đèn báo phanh tay là một loại đèn báo taplo ô tô lỗi phổ biến nhất. Nó cũng xuất hiện ở gần như tất cả các loại xe ô tô từ truyền thống đến hiện đại. Nếu trên bảng điều khiển của bạn xuất hiện loại đèn cảnh báo này. Thì bạn nên kiểm tra lại phanh tay của xe. Vì có thể bạn đã quên không nhả chúng trước khi bắt đầu cho xe tiến hành di chuyển.
>> Tham khảo sản phẩm: Thảm Taplo Ô tô
Đèn báo taplo ô tô cảnh báo túi khí
Đèn cảnh báo túi khí hay còn được gọi tắt với cái tên SRC. Đây là 3 chữ đầu tiên của cụm từ Supplementary Restraint System. Có nghĩa là hệ thống hạn chế va đập bổ sung. Tức là đèn cảnh báo có lỗi trong hệ thống túi khí của xe ô tô.
Túi khí là một vật dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe khi có va đập. Đặc biệt vật dụng này tránh chấn thương tối đa cho các bác tài khi có tai nạn xảy ra trong quá trình xe di chuyển.
Đèn báo trợ lực lái điện trên taplo ô tô
Đèn cảnh báo trợ lực lái điện hay còn được nhà sản xuất gọi là đèn cảnh báo EPS. Hoặc nó còn có tên là EPAS. Đèn cảnh báo này cho biết hệ thống tay lái trợ lực của xe ô tô đang có sự cố và nó đã bị vô hiệu hóa.
Đây là hệ thống được thiết kế để hỗ trợ người lái xe xoay vô lăng một cách dễ dàng. Do vậy khi gặp đèn báo này thì bạn nên kiểm tra lại hệ thống này ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình nhé.
Đèn cảnh báo nhiệt độ trên taplo ô tô
Đèn báo taplo ô tô cảnh báo nhiệt độ sẽ phát sáng khi động cơ xe ô tô quá nóng. Hoặc do phần nhiệt lượng từ quá trình cháy trong xilanh tỏa ra quá nhiều. Sự ma sát giữa các chi tiết động cơ khi hoạt động cũng chính là nguyên nhân.
Nếu như nhiệt độ của động cơ xe tăng cao quá mức cho phép của xe thì sẽ dẫn đến tình trạng ứng suất nhiệt lớn.
Điều này có thể làm mất tác dụng bôi trơn của dầu nhờn. Từ đó dẫn đến làm hỏng các chi tiết và dẫn đến tình trạng piston bị kẹt trong xi lanh. Dễ gây cháy nổ ở động cơ xăng trong xe ô tô. Do vậy khi thấy cảnh báo này thì bạn nên kiểm tra động cơ ngay lập tức trước khi di chuyển nhé.
Đèn báo áp suất dầu
Đèn báo áp suất dầu sẽ phát sáng trên taplo khi áp suất dầu động cơ xe ô tô ở mức quá thấp hoặc quá cao. Khi nhận thấy ký hiệu đèn báo taplo ô tô này thì bạn cần dừng xe càng sớm càng tốt nhé. Vì hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm đến bạn. Có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đệm và gioăng của động cơ khi di chuyển.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa đèn báo taplo ô tô mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo quá trình lái xe. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều khiển xe ô tô nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm phụ kiện xe hơi tại Decor Ô tô.